LỢI ÍCH CỦA VITAMINA
7 cách phạt con khoa học để trẻ thông minh ngoan ngoãn
Để trẻ đến trường mẫu giáo tự tin hơn
Kỹ năng cơ bản bố mẹ cần dạy con để đề phòng trẻ mất tích
Những điều cần biết về rửa tay khi chăm sóc trẻ
Những điều cần biết về bệnh Rubella
Trẻ dưới 5 tuổi cần biết những kỹ năng gì?
Những kỹ năng cần thiết cho trẻ
Giáo dục trẻ lễ phép, lịch sự và ứng xử đúng mực
Giúp trẻ học cách chia sẻ
Trẻ học được nhiều thứ từ vui chơi
Quyền trẻ em và những điều cần biết về quyền trẻ em - Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước về Quyền trẻ em, vào ngày 20/2/1990. Từ đó đến nay, mặc dù còn nhiều khó khăn, Việt Nam đã đạt nhiều tiến bộ trong việc đưa tinh thần và nội dung của Công ước vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và luật pháp quốc gia. Ví dụ: như Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật phổ cập giáo dục, Luật lao động, Luật dân sự, Luật tố tụng hình sự... được ban hành hay sửa đổi đều quan tâm thích đáng đến quyền lợi của trẻ em.
Quyền trẻ em luôn được nhà nước Việt Nam quan tâm và bảo vệ
Quyền trẻ em là tất cả những gì trẻ em cần có để được sống và lớn lên một cách lành mạnh và an toàn. Quyền trẻ em nhằm đảm bảo cho trẻ em không chỉ là người tiếp nhận thụ động lòng nhân từ của người lớn, mà các em là những thành viên tham gia tích cực vào quá trình phát triển.
Những điều cần biết về Quyền trẻ em :
- Quyền trẻ em là tất cả những gì trẻ em cần có để được sống và lớn lên một cách lành mạnh và an toàn. Quyền trẻ em nhằm đảm bảo cho trẻ em không chỉ là người tiếp nhận thụ động lòng nhân từ của người lớn, mà các em là những thành viên tham gia tích cực vào quá trình phát triển.
- Công ước về Quyền trẻ em là Luật quốc tế để bảo vệ trẻ em, bao gồm 54 điều khoản.
+ Công ước đề ra các quyền cơ bản của con người mà trẻ em trên toàn thế giới đều được hưởng, và được Liên hiệp quốc thông qua năm 1989.
+ Công ước xác định trẻ em là người dưới 18 tuổi, trừ khi luật pháp ở từng nước cụ thể quy định tuổi thành niên. Luật pháp Việt Nam quy định trẻ em là người dưới 16 tuổi.
- Các nhóm quyền của trẻ em:
+ Quyền được sống còn: bao gồm quyền của trẻ em được sống cuộc sống bình thường và được đáp ứng những nhu cầu cơ bản nhất để tồn tại và phát triển thể chất. Đó là mức sống đủ, có nơi ở, ăn uống đủ chất, được chăm sóc sức khoẻ. Trẻ em phải được khai sinh ngay sau khi ra đời.
+ Quyền được phát triển: gồm những điều kiện để trẻ em có thể phát triển đầy đủ nhất về cả tinh thần và đạo đức, bao gồm việc học tập, vui chơi, tham gia các hoạt động văn hoá, tiếp nhận thông tin, tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng và tôn giáo. Trẻ em cần có sự yêu thương và cảm thông của cha mẹ để có thể phát triển hài hoà.
+ Quyền được bảo vệ: bao gồm những quy định như trẻ em phải được bảo vệ chống tất cả các hình thức bóc lột lao động, bóc lột và xâm hại tình dục, lạm dụng matuý, sao nhãng và bị bỏ rơi, bị bắt cóc và buôn bán. Trẻ em còn được bảo vệ khỏi sự can thiệp vô cớ vào thư tín và sự riêng tư.
Quyền được bảo vệ bao gồm cả không bị tra tấn, đánh đập và lạm dụng trong trường hợp trẻ em làm trái pháp luật hay bị giam giữ.
+ Quyền được tham gia: tạo mọi điều kiện cho trẻ em được tự do bày tỏ quan điểm và ý kiến về những vấn đề có liên quan đến cuộc sống của mình. Trẻ em còn có quyền kết bạn, giao lưu và hội họp hoà bình, được tạo điều kiện tiếp cận các nguồn thông tin và chọn lựa thông tin phù hợp.
Mọi trẻ em Việt Nam đều có quyền được sống, bảo vệ và phát triển
Hiểu và nắm bắt được nội dung Quyền trẻ em sẽ giúp bạn chăm lo tốt hơn cho thế hệ tương lai và giúp các em được hưởng đầy đủ các quyền lợi của mình.
(Sưu tầm)
Các bài khác
- »» Lợi ích của việc dạy trẻ ngôn ngữ thứ 2 ( 13.10.2014 )
- »» TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ MỚI ( 22.12.2014 )
- »» 7 điều mẹ cần biết về bệnh sởi ở trẻ em ( 22.04.2015 )
- »» Phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết ( 18.07.2017 )
- »» Phòng ngừa bệnh tay chân miệng ( 18.07.2017 )
- »» Tuổi mầm non học cách phòng tránh dịch bệnh Ebola ( 20.12.2012 )

( 0345972205 hoăc 0906992413)