LỢI ÍCH CỦA VITAMINA
7 cách phạt con khoa học để trẻ thông minh ngoan ngoãn
Để trẻ đến trường mẫu giáo tự tin hơn
Kỹ năng cơ bản bố mẹ cần dạy con để đề phòng trẻ mất tích
Những điều cần biết về rửa tay khi chăm sóc trẻ
Những điều cần biết về bệnh Rubella
Trẻ dưới 5 tuổi cần biết những kỹ năng gì?
Những kỹ năng cần thiết cho trẻ
Giáo dục trẻ lễ phép, lịch sự và ứng xử đúng mực
Giúp trẻ học cách chia sẻ
Trẻ học được nhiều thứ từ vui chơi
Sốt đi kèm với những vết ban đỏ là một trong những dấu hiệu thường gặp của bệnh sởi
1/ Tốc độ lây lan nhanh
Theo các chuyên gia, khả năng lây nhiễm của bệnh sởi thuộc có tốc độ “tên lửa”. Hơn 90% các trường hợp nhiễm sởi là do lây truyền từ người này sang người khác. Bệnh được truyền qua không khí, khi người bệnh hắt hơi hoặc ho, vi khuẩn gây bệnh sẽ được phát tán vào không khí. Ngoài ra, khi tiếp xúc với dịch cơ thế như nước mũi, nước bọt, khả năng lây nhiễm bệnh cũng khá cao, nhất là đối với những bé chưa được tiêm phòng.
2/ Triệu chứng bệnh sởi ở trẻ em
Sởi bắt đầu với những vết ban đỏ đi từ mặt và di chuyển khắp cơ thể. Ngoài ra, bé còn có thể bị sốt, chảy nước mắt, nước mũi đi kèm phát ban. Chỉ với một xét nghiệm đơn giản, bác sĩ có thể xác định liệu bé cưng có bị nhiễm sởi.
3/ Sởi có thể gây nguy hiểm hơn bạn nghĩ
Thông thường, sởi có thể điều trị đơn giản và có thể hồi phục nhanh chóng. Tuy nhiên, một số trường hợp, sởi có thể dẫn đến nhiễm trùng tai, tiêu chảy hoặc viêm phổi. Sởi có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm não ở trẻ em, gây co giật, thậm chí tử vong.
Tiêm phòng cho trẻ: Những mũi tiêm không thể thiếu!Trẻ sơ sinh với sức đề kháng kém rất dễ mắc các bệnh truyền nhiễm và tiêm chủng là cách an toàn nhất để bảo vệ bé. Chủng ngừa giúp ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh và giúp bảo vệ trẻ em và trẻ sơ sinh khỏi những biến chứng nguy hiểm. Hiện nay, việc tiêm chủng có thể bảo vệ bé trước 12 căn bệnh...
4/ Vắc-xin ngăn ngừa sởi có 2 mũi
Sau khi được 12 tháng tuổi, bé sẽ được tiêm phòng vắc-xin MMR, vắc-xin phòng ngừa Rubella, sởi, quai bị. Mũi tiêm thứ hai sẽ tiếp tục khi bé đươhc 18 tháng tuổi. Nếu lỡ mất thời gian tiêm phòng của con, bạn nên đưa bé đi khám để được tiêm mũi nhắc lại. Mẹ cũng nên chắc rằng mình cũng được tiêm phòng đầy đủ hai mũi vắc-xin ngừa sởi. Mẹ bầu và những người có hệ miễn dịch yếu không nên tiêm phòng MMR.
5/ Nên tiêm phòng cho bé trước khi đi du lịch
Trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên rất dễ bị nhiễm bệnh. Vì vậy, trước khi cho con đi đâu xa, mẹ nên chắc chắn là đã chủng ngừa đầy đủ cho bé cưng, nhất là khi đến những vùng có dịch bệnh.
Tiêm phòng cho trẻ: Mẹo giúp bé hết sợ kim tiêmChẳng phải đợi gì đến kỳ tiêm phòng cho trẻ, bình thường khi con ốm sốt cần đến chích thuốc, bé con nhà bạn khóc giãy nảy lên. Chỉ cần dọa đi bác sĩ hay đến bệnh viện thôi, bé cũng đã sởn hết gai ốc. Đôi khi sự bất hợp tác này làm các y bác sĩ rất khó khăn trong việc thực hiện trách nhiệm của...
6/ Vẫn có nguy cơ nhiễm bệnh dù đã tiêm phòng
Tiêm phòng không có nghĩa bạn có thể miễn nhiễm 100% với bệnh sởi. Tỷ lệ phòng bệnh của vắc-xin còn tùy thuộc vào hệ thống miễn dịch của từng người. Tuy nhiên, khả năng phòng bệnh của bạn sẽ cao hơn nếu đã được tiêm chủng. Nếu đã được tiêm mũi đầu tiên, bạn đã được bảo vệ 85% và sẽ là 95% nếu đã tiêm phòng đủ 2 mũi ngừa sởi.
7/ Không có cách chữa bệnh sởi
Thuốc giảm đau, thuốc hạ sốt chỉ có tác dụng hạn chế bớt những khó chịu mà bệnh sởi gây ra, không có tác dụng điều trị. Tùy sức đề kháng của từng người, cơ thể sẽ có “đối đầu” với virut gây sởi theo cách của riêng mình. Tiêm phòng là cách bảo vệ cơ thể khỏi bệnh sởi tốt nhất.
(Sưu tầm)
Các bài khác
- »» Lợi ích của việc dạy trẻ ngôn ngữ thứ 2 ( 13.10.2014 )
- »» TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ MỚI ( 22.12.2014 )
- »» Quyền trẻ em và những điều cần biết về quyền trẻ em ( 22.04.2015 )
- »» Phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết ( 18.07.2017 )
- »» Phòng ngừa bệnh tay chân miệng ( 18.07.2017 )
- »» Tuổi mầm non học cách phòng tránh dịch bệnh Ebola ( 20.12.2012 )

( 0345972205 hoăc 0906992413)